Ứng phó khi có trộm đột nhập vào nhà

Ứng phó khi có trộm đột nhập vào nhà

Ngôi nhà của bạn tưởng chừng như an toàn khi được khoá cửa cẩn thận. Thật không may là kẻ trộm có thể đột nhập vào nhà để lấy đi các tài sản giá trị hoặc tiền bạc. Vậy làm thế nào để ứng phó khi có trộm đột nhập vào nhà bạn?

Cách xử trí khi có trộm đột nhập vào nhà
Cách xử trí khi có trộm đột nhập vào nhà

Mặc dù đa số tội phạm trộm cắp thường chỉ muốn lấy đồ mà không muốn hành hung gia chủ, tuy nhiên vẫn có một số tình huống chúng manh động và có thể làm tổn thương bạn và gia đình.

Trong tình huống đó bạn sẽ chọn giải pháp im lặng hay la hét lên và chiến đấu với kẻ thù? Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó khi có kẻ gian xâm nhập vào ngôi nhà bạn.

Cách 1: Trốn thoát khỏi kẻ trộm

1. Thoát ra khỏi nhà nhanh nhất nếu có thể

Nói chung, tốt hơn là bạn nên rời khỏi nhà khi có kẻ đột nhập. Hãy chạy đến cửa ra vào hoặc cửa sổ gần nhất để thoát thân. Khi đã an toàn, bạn hãy gọi cảnh sát nhờ giúp đỡ.

  • Nếu có hàng xóm ở gần, hãy chạy đến nhà họ cho an toàn. Nếu không, hãy tìm nơi nào đó mà bạn có thể ẩn nấp, chẳng hạn như trong lùm cây hoặc sau hàng rào.
  • Nên chuẩn bị trước một số tình huống tẩu thoát khi gặp tội phạm.

2. Trốn trong căn phòng gần nhất hoặc trong tủ tường có cửa khoá được bên trong

Nhìn xung quanh và chọn một nơi ẩn nấp an toàn nhất. Nếu có thể, hãy đi sang căn phòng hoặc tủ tường có khoá. Vào phòng và khoá cửa lại.

  • Bạn cũng có thể tìm một chỗ nấp trong phòng. Ví dụ, bạn có thể chui xuống gầm giường hoặc nấp trong tủ để trốn cho kỹ hơn.
  • Các phòng nên cửa kiên cố có ổ khoá chắc chắn để đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
  • Giải pháp khác: Nếu trong nhà có phòng an toàn, bạn hãy cố gắng vào phòng đó, nhưng phải thật cẩn thận khi di chuyển trong nhà để tránh chạm trán kẻ đột nhập.

3. Chặn cửa để ngăn không cho kẻ trộm vào phòng

Nếu có thể, bạn hãy đẩy các đồ nội thất nặng chặn cánh cửa ra vào để cửa không mở ra được.

Một cách khác là chèn ghế tựa dưới tay nắm cửa để bên ngoài khó đẩy cửa vào được. Nếu là cửa có hướng mở ra ngoài, bạn hãy chằng dây thắt lưng xung quanh tay nắm cửa và chân của một món đồ nội thất nặng.

Ví dụ, bạn có thể đẩy tủ quần áo chặn trước cửa ra vào phòng ngủ, sau đó ngồi sau chiếc tủ.

Kinh nghiệm: sử dụng thanh chắn cửa, bí quyết đơn giản và cực kỳ kiên cố.

Thanh chắn cửa đơn giản nhưng cực kỳ kiên cố
Thanh chắn cửa đơn giản nhưng cực kỳ kiên cố

4. Hết sức giữ im lặng để kẻ trộm không phát hiện được

Một khi đã ẩn nấp, bạn hãy cố gắng đừng gây tiếng động. Không nói chuyện, trừ khi bạn gọi dịch vụ khẩn cấp để báo rằng đang có kẻ trộm trong nhà bạn.

Ngoài ra, bạn cũng đừng xê dịch hoặc động đậy bất cứ thứ gì.

  • Đảm bảo điện thoại đang ở chế độ rung hoặc im lặng.
  • Đừng cố gắng chuyển chỗ nấp. Bạn sẽ gây ra tiếng động và có thể gây chú ý.

5. Lắng tai nghe ngóng để không bị tấn công bất ngờ

Nghe thật đáng sợ, nhưng rất có thể bọn trộm sẽ lục soát khắp nhà để tìm những thứ có giá trị. Chúng có thể đến căn phòng mà bạn đang trốn trước khi cảnh sát tới.

Hãy lắng nghe xem bọn trộm đang làm gì.

Chú ý các manh mối sau:

  • Bạn có nghe thấy tiếng bước chân hoặc các tiếng động khác đang tiến đến gần bạn không? Nếu có, hãy chuẩn bị bỏ chạy hoặc chống trả.
  • Bạn có nghe thấy như tên trộm đang nói chuyện với ai đó không? Nếu vậy thì có lẽ không chỉ có một tên.
  • Bạn có nghe được tiếng bọn trộm nhặt nhạnh tài sản của bạn bỏ vào túi không? Điều này có thể giúp bạn đoán biết bọn chúng đang ở đâu.

6. Gọi cảnh sát khi bạn đã ở nơi ẩn nấp an toàn

Gọi công an 113 (không cần mã vùng)
Gọi công an 113 (không cần mã vùng)

Sau khi đã tìm được nơi trốn, bạn có thể dùng điện thoại di động để cầu cứu. Báo cho nhân viên điều phối biết tên của bạn, địa chỉ nhà và nói rằng nhà bạn đang có trộm.

Giải thích rằng bạn đang trốn bọn chúng nên cần phải giữ im lặng. Giữ điện thoại cho đến khi họ bảo bạn có thể cúp máy.

  • Để điện thoại ở âm lượng nhỏ khi gọi điện thoại nhờ giúp đỡ để giảm rủi ro bị nghe thấy.

Lời khuyên: Đừng lo lắng về việc bạn gọi cảnh sát trong tình huống báo động giả. Nếu cảm thấy lo sợ, bạn cứ gọi cảnh sát cho yên tâm.

  • Trong 2 câu nói đầu tiên hãy cung cấp ngay địa chỉ nhà bạn cho cảnh sát, vì rất khó thể bạn sẽ không đủ thời gian để nói tiếp.
  • Nếu có thể, hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng, tránh tội phạm phát hiện bạn đang gọi điện thoại nếu như ai đó gọi vào số máy của bạn.

Cách 2: Đương đầu với kẻ đột nhập

1. Chỉ đối mặt với kẻ đột nhập khi không thể ẩn nấp

Nói chung, tránh giáp mặt với kẻ đột nhập vẫn an toàn hơn là đối đầu với chúng. Bạn không biết động cơ của bọn trộm khi vào nhà bạn, và chúng có thể hoảng sợ và làm hại bạn khi phát hiện ra bạn. Hãy cố gắng tìm cách thoát thân hoặc nấp thật kỹ.

  • An toàn là trên hết. Bạn đừng liều mạng sống để cứu tài sản!
  • Nhớ rằng kẻ đột nhập nhiều khả năng bị bắt hơn nếu bạn ấn nấp và gọi cảnh sát. Nếu kẻ trộm tưởng bạn không ở nhà, chúng sẽ vẫn ở trong nhà bạn khi cảnh sát đến.

2. Hét lên “Tôi đã gọi cảnh sát rồi đấy” để doạ cho kẻ trộm bỏ chạy

Nếu bạn bị lộ hoặc không tìm được chỗ trốn, hãy hét lên rằng bạn đã gọi cảnh sát. Hét nhiều lần để đảm bảo chúng nghe được. Điều này có thể khiến kẻ đột nhập sợ và tự động rời khỏi nhà bạn.

Bạn có thể hét lên với tên trộm “Tôi đã gọi cảnh sát! Cảnh sát 113 đang đến đấy! Họ sẽ đến bất cứ lúc nào!”

3. Dùng vũ khí để tự vệ nếu có

Dùng vũ khí để tự vệ nếu có
Dùng vũ khí để tự vệ nếu có

Bất cứ thứ gì trong tầm tay bạn như cây sắt, cây gỗ, dao, kéo, ghế gỗ, ghế sắt hoặc thậm chí chìa khoá cũng có thể sử dụng để tự vệ trong tình huống khẩn cấp.

Một số dụng cụ khác có thể dùng để tự vệ:

  • Bột ớt
  • Nước giấm, nước mắm
  • Bình CO2
  • Đèn khò gas
  • Tranh gỗ, ghế gỗ, mặt bàn, ghế sắt
  • Tấm kính để bàn
  • Chai bia, chai nước ngọt bằng thuỷ tinh
  • Khúc gỗ, gậy sắt, vợt tennis, nón bảo hiểm

4. Vớ lấy con dao nếu bạn ở gần nhà bếp

Đừng cố gắng đến nhà bếp để lấy dao, nhưng nếu bạn đang ở gần đó thì hãy vớ lấy con dao khi nghe thấy tiếng bọn trộm. Cầm dao trong tay để bạn có thể khiến kẻ đột nhập bị bất ngờ nếu chúng tiến đến gần bạn.

Dao là vũ khí rất lợi hại nhưng đôi khi khó sử dụng và có thể bị tước mất. Đừng cầm dao đến gần kẻ trộm, bạn chỉ nên dùng dao doạ cho chúng rời đi.

5. Chộp lấy một vật nặng nào đó có thể làm vũ khí

Để đánh bại ai đó, bạn không cần phải có vũ khí thông dụng. Hãy dùng một vật dụng nào đó làm vũ khí tạm thời để tạo lợi thế trước kẻ đột nhập. Hãy tấn công kẻ trộm bằng vũ khí của bạn nếu chúng đến gần. Một số vật gia dụng mà bạn có dùng là gậy bóng chày, nồi hoặc chảo nặng, đèn bàn, môt chiếc cúp nặng hoặc một chai rượu.

Mẹo:

  • Để đề phòng tình huống trộm vào nhà, bạn hãy đặt vài vật nặng rải rác trong nhà, chẳng hạn như ở cạnh giường ngủ, dưới gầm ghế xô pha hoặc trong các ngăn tủ.
  • Nếu chẳng may có trộm, bạn cũng có thể nhanh chóng lấy được các vật này ở bất cứ phòng nào trong nhà.

6. Đánh vào điểm yếu của tên trộm để vô hiệu hoá chúng

Nếu bạn ở gần kẻ đột nhập, hãy đánh vào những chỗ hiểm của chúng.

Đá vào háng đối phương nếu người đó là đàn ông.

Tiếp theo, hãy tấn công vào mắt, mũi, cổ và bụng. Đánh mạnh hết sức có thể, sau đó bỏ chạy.

Mục đích của bạn không phải là chiến đấu, đả thương hoặc bắt giữ kẻ trộm mà chỉ là vô hiệu hoá đối phương một khoảng thời gian đủ lâu để chạy thoát.

Cách 3: Luôn giữ an toàn cho ngôi nhà

Thay vì phải tìm cách đối phó khi có trộm đột nhập vào nhà, các gia đình nên chú ý những biện pháp giữ an toàn cho ngôi nhà nhằm hạn chế tội phạm dòm ngó, đột nhập.

1. Tập luyện trước kế hoạch giữ an toàn trong trường hợp nhà bị đột nhập

Đừng quá lo lắng về việc kẻ trộm vào nhà, vì nhiều khả năng bạn vẫn an toàn.

Tuy nhiên, tập luyện trước cách xử trí kẻ đột nhập để có thể chuẩn bị cũng là điều hữu ích.

Hãy lên kế hoạch với gia đình và tập luyện trước để sẵn sàng thực hiện. Sau đây là một số việc bạn nên xem xét:

  • Thiết lập một lối thoát từ phòng ngủ và các khu vực chung.
  • Quy ước một từ nào đó để báo động cho các thành viên khác trong nhà về kẻ đột nhập.
  • Chọn một khu vực cho tất cả các thành viên trong nhà đến gặp nhau.
  • Tạo một căn phòng an toàn bằng cách lắp cánh cửa nặng và có khoá ở phòng nào đó.

2. Luôn đóng cửa ra vào và cửa sổ

Đừng tạo điều kiện dễ dàng cho kẻ trộm vào nhà.

Bạn nên đóng và cài chặt tất cả các cửa ra vào nhà và cửa sổ, ngay cả khi bạn đang ở nhà.

Như vậy kẻ trộm sẽ khó có cơ hội đột nhập.

  • Kiểm tra cửa ra vào và cửa sổ trước khi đi ngủ mỗi đêm để chắc chắn là cửa đã được khoá.
  • Lắp thêm then cài cửa ra vào mở ra bên ngoài.

3 Cất các món đồ giá trị trong nhà để xe

Bọn trộm thường chọn những thứ dễ lấy, do đó chúng sẽ không thể bỏ qua những món đồ như xe đạp hoặc các dụng cụ đắt tiền. Bạn hãy cất những thứ này trong nhà để xe khi không sử dụng, và bảo lũ trẻ đừng để đồ ngoài sân.

Kẻ trộm có thể trông thấy những thứ này nằm ngoài sân khi chúng rảo quanh các ngôi nhà để tìm mục tiêu và sau đó sẽ quay trở lại để ăn trộm.

4. Cắt tỉa cây cối um tùm xung quanh nhà để kẻ trộm không có chỗ rình rập

Bạn có thể nghĩ rằng cây cối và bụi rậm giúp che chắn căn nhà, nhưng thực ra là chúng che chắn cho những kẻ có thể đột nhập vào nhà bạn.

Bọn trộm có thể dễ dàng rình mò xung quanh nhà nếu được các tán lá che phủ.

Hãy loại bỏ những chỗ ẩn nấp này bằng cách cắt tỉa cỏ cây và bụi rậm um tùm.

Nếu nhà bạn có nhiều tầng, hãy chặt các cành cây mà bọn trộm có thể lợi dụng để tiếp cận cửa sổ hoặc ban công.

5. Lắp đèn ngoài trời để kẻ gian cảm thấy bị lộ

Bọn trộm muốn ẩn mình trong bóng tối, do đó có thể chúng sẽ tránh nhà bạn nếu thấy nhà được chiếu sáng.

Hãy lắp đèn bên trên các cửa ra vào và để đèn sáng khi trời tối. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đèn pha cảm biến chuyển động bên trên nhà để xe và bên hông nhà.

Kiểm tra các khu vực cần chiếu sáng xung quanh nhà để đảm bảo an toàn.

6. Treo rèm cửa để ngăn những kẻ có ý định ăn trộm khỏi trông thấy tài sản trong nhà

Khi đi thám thính nhà để hòng ăn trộm, kẻ gian sẽ nhìn qua cửa sổ để xem trong nhà bạn có thứ gì quý giá.

Bạn có thể gây khó khăn cho chúng bằng cách lắp rèm cửa hoặc mành cửa trên các cửa sổ.

Như vậy ngôi nhà của bạn sẽ ít thu hút bọn trộm hơn.

Ban đêm bạn càng cần phải che kín cửa sổ. Nếu bạn bật đèn trong nhà, những thứ trong phòng sẽ hiện rõ mồn một khi nhìn từ bên ngoài.

7. Lắp camera an ninh trên cửa trước hoặc nhà để xe như một biện pháp ngăn chặn

Kẻ trộm không muốn bị ghi hình, do đó chúng có thể sẽ tránh nhà bạn nếu thấy camera ở đó. Hơn nữa, nếu chúng thực sự đột nhập vào nhà thì bạn cũng có bằng chứng trình cho cảnh sát. Hãy lắp đặt camera trên cửa ra vào nhà hoặc nhà để xe để răn đe những kẻ đang nhòm ngó nhà bạn.

Camera sẽ có hiệu quả răn đe hơn nếu kẻ có ý định đột nhập dễ dàng trông thấy.

8. Lắp hệ thống báo động chống trộm cho nhà ở để răn đe kẻ trộm và gọi trợ giúp

Một hệ thống báo động với các thiết bị chống trộm trong nhà có thể khiến bất cứ tên trộm nào đang lăm le vào nhà bạn cũng phải nản lòng.

Thêm vào đó, hệ thống chống trộm sẽ thực hện cuộc gọi ngầm cho cảnh sát hoặc người chịu trách nhiệm, và bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ hơn.

Hãy tìm hiểu các công ty lắp đặt thiết bị chống trộm nhà ở để tìm loại phù hợp với nhu cầu và ý thích của bạn rồi lắp đặt.

  • Nên lắp đặt hệ thống chống trộm kết hợp với camera giám sát để phát huy hiệu quả chống trộm tối đa.
  • Kết hợp hệ thống chống trộm với module điện thoại khẩn cấp và còi hú báo động công suất lớn để cảnh báo trộm và gây chú ý cho hàng xóm.

Lời khuyên

  • Bọn trộm thường nhắm đến các ngôi nhà chủ đi vắng, do đó chúng thường sẽ bỏ chạy nếu biết là bạn đang ở nhà. Tuy nhiên, đừng ỷ lại vào điều này! Tốt nhất là bạn nên ẩn nấp nếu có thể.
  • Nếu bạn nhìn được tên trộm, hãy cố gắng ghi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt. Nếu chúng chạy thoát, bạn có thể cung cấp thông tin cho cảnh sát để truy tìm kẻ trộm.
  • Nếu bạn muốn nuôi thú cưng, hãy cân nhắc nuôi một chú chó to để khiến kẻ trộm nhụt chí.
  • Nếu bạn thực sự lo lắng về việc bị đột nhập, hãy cân nhắc học cách tự vệ. Như vậy bạn sẽ được chuẩn bị đánh trả kẻ tấn công và tự tin hơn trong tình huống nguy cấp.
  • Nếu dùng điện thoại di động để gọi dịch vụ khẩn cấp, hãy để điện thoại ở chế độ rung. Nếu không, chuông điện thoại sẽ reo to khi họ cần gọi lại và kẻ trộm sẽ biết vị trí của bạn.
Làm gì khi có trộm vào nhà
Làm gì khi có trộm vào nhà

Trên đây là nội dung hướng dẫn các biện pháp ứng phó khi có trộm đột nhập vào nhà, cũng như các biện pháp ngăn ngừa khả năng tội phạm đột nhập vào ngôi nhà, văn phòng của bạn. Trân trọng./.

Khôi Ngô Security

Nguồn tham khảo: https://www.wikihow.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *